Sắp xếp theo:

34 bài viết truyện


2020-01-26

Đại Đường Tửu Đồ

3.5/5 - (16 Vote)

– Uống rượu vốn là một môn học vấn. Nói thích uống rượu thì ai cũng nói được, nhưng có thể uống rượu và hiểu biết uống rượu là hoàn toàn khác nhau. Biết uống rượu chỉ là uống rượu, nhưng hiểu cách uống rượu lại có thể biến rượu thành một loại nghệ thuật văn hóa, thậm chí chính là một phạm trù triết học trong cuộc sống. Rượu không chỉ là để uống, nó còn có thể là một loại tâm tình của con người, một cách thức để yêu, một đoạn hồi ức như sương như khói, một bạn tốt tri tâm, một thứ có thể kết nối tận ngóc ngách tâm linh con người ta. “Người thường vốn nghĩ rằng, rượu chỉ có ba tác dụng: rượu để thêm vui, rượu để quên buồn, rượu để thêm can đảm. Kỳ thật, công năng của rượu tuyệt không chỉ có vậy. Theo Tiêu Duệ thấy, vẫn còn ba tác dụng nữa: rượu để trị bệnh, rượu để thành lễ, rượu để dưỡng tiết.” Những đại thi nhân Lý Bạch, Đỗ Phủ, một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa cổ đại là Dương Quý Phi và vô số những danh nhân khác xin được chào mừng bạn đến với thế giới của Đại Đường Tửu Đồ.

2020-04-08

Danh Môn

3.6/5 - (9 Vote)

– Đó là một đế quốc Đại Đường đã chia rẽ, quân quyền rơi vào tay người ngoài, đế quốc đang ở buổi hoàng hôn của nó. Đó lại là một thời đại mà đế quốc và thế gia cùng tồn tại. Thuở đầu khi Cao Tổ lập nước, chiếu cố người cũ, ban ơn công thần, thiên hạ dần dần hình thành nên bảy thế gia lớn: họ Bùi ở Hà Bắc, họ Trương ở Hà Đông, họ Thôi ở Sơn Đông, họ Vi ở Quan Lũng, họ Sở ở Hoài Nam, họ Vương ở Sơn Nam, họ Dương ở Kiếm Nam. Mười lăm năm trước, loạn An Sử (1) rốt cuộc đã bị dẹp. Triều đình nhà Đường gửi lễ vật tiễn quân Hồi Hột đã tham gia dẹp yên phản loạn rời biên giới. Nhưng Khả hãn Đăng Lợi của Hồi Hột lại dòm ngó giang sơn Đại Đường, lật lọng ruổi ngựa xâm lấn Trung Nguyên, dân chúng rơi vào cảnh lầm than, đế quốc Đại Đường nguy ngập trong nay mai. Bảy đại thế gia hợp sức trục xuất giặc Thát, khôi phục xã tắc, nhưng cũng dần nắm binh bành trướng quyền lực, từ đó ước hẹn nhau, bảy đại thế gia thay nhau làm Tể tướng, mỗi nhà kiểm soát triều chính năm năm, nhưng họ Thôi ở Sơn Đông độc chiếm vị trí Tể tướng cho đến nay đã hơn mười năm. Họ Trương ở Hà Đông vốn xếp thứ hai trong […]

2020-07-06

Đế Quốc Thiên Phong

4.2/5 - (9 Vote)
24 tập | 6128 |

– Đây là một câu chuyện của một tên binh sĩ dần dần thăng tiến thành tướng quân.Nhân vật chính không có thủ hạ, nhưng huynh đệ rất đông, nữ nhân rất nhiều, nhưng chỉ thật sự yêu thương một người duy nhất, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng chí tại thiên hạ.Tác phong: là tên tham quan lớn nhất, lại là tướng quân thanh liêm nhất, cũng là tên cường đạo hung ác nhất trong lịch sử.Hắn nguyện chỉ làm một chân tiểu nhân, vĩnh viễn không làm một nguỵ quân tử. Bậc quân vương, cũng chỉ như nguỵ quân tử mà thôi…Chúng ta yy kết quả, nhưng chúng ta không yy quá trình, làm cho tất cả kỳ tích đều trở nên hợp lý một cách tự nhiên.

2021-01-03

Biên Hoang Truyền Thuyết

3.8/5 - (10 Vote)
54 tập | 5271 | ,

– Bối cảnh của truyện là vào thời Đông Tấn (317-420) Loạn bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Hàng loạt tông thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Chiến tranh xảy ra khiến nhiều vùng bị tàn phá. Các bộ tộc ngoại vi thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Hoa. Do khủng hoảng nhân sự, các vị vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người “Hồ” và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (tham chiến bát vương) là Lưu Uyên[1] đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều. Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn. Trước khi Lưu Uyên nổi dậy, Lý Đặc, Lý Hùng ở Tây Thục đã nổi lên chống Tấn từ năm 302, cát cứ Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý. Tháng 11 năm 306, Huệ Đế Tư Mã Trung bị giết, Hoài Đế Tư Mã Xí được lập lên thay. Nhà Tấn không dẹp nổi sự làm loạn […]